Từ nguyên Nazareth

Nazareth không được nói tới trong các văn bản tiền-Kitô giáo, và xuất hiện trong nhiều dạng tiếng Hy Lạp khác nhau ở Tân Ước. Không có sự nhất trí về nguồn gốc của tên này.[4][5]

Các đề cập ở Thánh Kinh

"Nazareth" có nhiều dạng viết (Nazara, Nazaret, Nazareth, Nazarat, Nazarath) trong các bản dịch Tân Ước tiếng Hy Lạp còn tồn tại. Nhiều học giả đã đặt thành vấn đề có sự liên kết giữa "Nazareth" và các từ "Nazarene", "Nazoraean" trên nền tảng ngôn ngữ học,[6] trong khi một số học giả khác khẳng định khả năng quan hệ ngữ nguyên "cho các cách diễn đạt riêng của ngôn ngữ Aram xứ Galilea."[7] Trong 12 lần tên thành phố xuất hiện trong Tân Ước, thì 10 lần dùng dạng Nazaret hoặc Nazareth, còn 2 lần dùng dạng Nazara.[4] Nazara (Ναζαρα) thường được coi như dạng sớm nhất của tên trong tiếng Hy Lạp, và được tìm thấy trong Phúc âm Matthew (Mt. 4:13) và Phúc âm Luke (Lk. 4:16), cũng như tài liệu giả định Q, trong đó nhiều học giả xác nhận trước năm 70 sau CN, và sự hình thành các phúc âm Kitô giáo hợp quy tắc của giáo hội.[4][8] Dạng Nazareth xuất hiện một lần trong Phúc âm Matthew (Mt. 21:11), 4 lần trong chương nơi sinh của Phúc âm Luke (Lk. 1:26), (Lk. 2:4), (Lk. 2:39), (Lk. 2:51), và một lần trong sách Công vụ Tông đồ (Ac 10:38). Trong phúc âm Mark, tên này chỉ xuất hiện một lần (Mk. 1:9) dưới dạng Nazaret.

Các đề cập ngoài Thánh kinh

Dạng Nazara cũng tìm thấy trong đề cập về thành phố này, ngoài Thánh kinh sớm nhất, một trích dẫn của Sextus Julius Africanus vào khoảng năm 200 sau CN. (xem "Middle Roman to Byzantine Periods" bên dưới). Nhà thần học lỗi lạc Origen (c. 185 tới 254 sau CN) biết các dạng từ Nazara và Nazaret.[9] Sau đó, Eusebius trong tác phẩm Onomasticon (do St. Jerome dịch) cũng nhắc tới nơi định cư này như tên Nazara.[10]

Đề cập phi-Kitô giáo đầu tiên tới Nazareth là trong một câu khắc trên mảnh đá cẩm thạch vỡ ở đền thờ Do Thái giáo, được tìm thấy tại Caesarea Maritima năm 1962.[11] Mảnh vỡ này đưa ra tên thành phố theo tíếng Hebrew là nun·tsade·resh·tav. Chữ khắc này đề ngày tháng sớm nhất là khoảng năm 300 sau CN và ghi chép việc phân nhiệm các giáo sĩ tư tế diễn ra ít lâu sau cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba, năm 132-135 sau CN.[12] (xem "Middle Roman to Byzantine Periods" bên dưới.) Một câu khắc tiếng Hebrew ở thế kỷ thứ 8 sau CN - được coi như sự đề cập tới Nazareth sớm nhất bằng tiếng Hebrew trước khi phát hiện câu khắc trên mảnh vỡ đá cẩm thạch nói trên – cũng dùng cùng một dạng.[4]

Nguồn gốc tên

Một thuyết nói rằng "Nazareth" phái sinh từ danh từ tiếng Hebrew ne·tser, נֵ֫צֶר, nghĩa là chi nhánh.[13] Ne·tser không phải là từ ngữ thông thường tiếng Hebrew chỉ "chi nhánh", nhưng người ta hiểu như một danh hiệu của vị cứu tinh dựa trên một đoạn trong sách Isaiah.[14] Các đề cập tiêu cực tới Nazareth trong Phúc âm John gợi ý rằng những người Do Thái xưa không liên hệ tên thành phố với lời tiên tri.[15] Cách khác, tên này có thể phái sinh từ động từ na·tsar, נָצַר" (canh gác, trông nom, gìn giữ).[16]

Một thuyết khác cho rằng dạng tiếng Hy Lạp Nazara, dùng trong Phúc âm Mátthêu và Luke, có thể phái sinh từ dạng ngôn ngữ Aram ban đầu của tên, hoặc từ một dạng ngôn ngữ Semitic khác.[17] Nếu có một từ tsade trong dạng ngôn ngữ Semitic nguyên thủy, như trong các dạng ngôn ngữ Hebrew sau này, thì nó có thể phiên âm cách bình thường sang tiếng Hy Lạp với một sigma thay vì một zeta.[4] Điều này đã khiến một số học giả nghi ngờ liệu từ "Nazareth" và các từ cùng gốc của nó trong Tân Ước có nói đến nơi định cư mà theo truyền thống chúng ta biết là Nazareth ở vùng Hạ Galilee ?.[18] Tuy nhiên, những sự không thống nhất ngôn ngữ như vậy có thể giải thích là "do tính khác thường của phương ngữ Aram của người Palestine trong đó một (ṣ) giữa 2 phụ âm kêu có khuynh hướng đồng hóa từng phần bằng việc đọc theo âm (z)."[4]

Tên tiếng Ả rập của Nazareth là an-Nāṣira, và Jesus (tiếng Ả Rập: يسوع‎‎, Yasū` hoặc tiếng Ả Rập: عيسى‎, `Īsā) cũng gọi là an-Nāṣirī, phản ánh truyền thống Ả rập của người theo một nisba, một tên biểu thị một người đến từ đâu hoặc trong thuật ngữ địa lý hoặc thuật ngữ bộ lạc. Trong kinh Koran, các Kitô hữu được nói đến như nasara, nghĩa là "những người theo an-Nāṣirī," hay "những người theo Jesus."[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nazareth http://books.google.ca/books?id=2aOpeBnbxvsC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=3SapTk5iGDkC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=9cn1gwQXfgkC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=Y8ZnM0bt4CEC&pg=PA... http://biblos.com/isaiah/11-1.htm http://www.bostonherald.com/news/international/mid... http://www.christiantoday.com/article/plans.underw... http://www.cwnews.com/news/viewstory.cfm?recnum=17... http://www.ddtravel-acc.com/nazareth.htm http://www.earlychristianwritings.com/q-contents.h...